Du lịch Điện Biên và những cảnh đẹp hấp dẫn

Cánh đồng Mường Thanh


Vào mùa lúa, cánh đồng Mường Thanh căng tràn sức sống, đẹp như một bức tranh vẽ với màu xanh non mơn mởn trải dài tít tắp hay màu vàng óng dưới nắng vào lúc lúa chín. Với diện tích 4.000 ha, trải rộng khắp lòng chảo Điện Biên Phủ, Mường Thanh được coi là cánh đồng lớn nhất vùng Tây Bắc, trở thành vựa lúa cho tỉnh Điện Biên. Nhiều du khách rất thích đến đây vào cuối tháng 9, khi mùa lúa chín rộ bởi nhìn từ trên cao, cánh đồng Mường Thanh như một thung lũng vàng với hương lúa thơm ngan ngát.

Đèo Pha Đin


Nằm trên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Điện Biên, đèo được coi là ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, được mệnh danh là "tứ đại đèo" của vùng Tây Bắc với chiều dài 32 km. Đây cũng là một trong những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Pha Đin theo tiếng địa phương nghĩa là trời và đất, hàm nghĩa nơi đây là tiếp giáp giữa trời và đất.


Với độ cao hơn 1200 mét so với mặt nước biển, con đường vượt đèo khi lên dốc, lúc xuống dốc ngoằn ngoèo, chênh vênh với một  bên là dốc núi dựng đứng, bên kia là vực sâu thăm thẳm. Vượt đèo Pha Đin là một hành trình ấn tượng mang lại cho khách du lịch Điện Biên những trải nghiệm thú vị, nhất là những tay phượt, để khám phá thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ.

Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải

Là một địa danh miền núi xa nhất phía Tây Bắc đất nước, A Pa Chải có cột mốc biên giới phân chia ranh giới giữa 3 nước Việt Nam - Lào- Trung Quốc, nơi một tiếng gà gáy, 3 nước cùng nghe.


Ngã ba A Pa Chải từ lâu đã được những người đam mê khám phá coi là một trong những điểm đến khó chinh phục và thú vị nhất bởi chặng đường lên cột mốc biên giới trên đỉnh vẫn còn rất hoang sơ, khó khăn và nguy hiểm. Đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ ngạc nhiên xen lẫn tự hào trước vẻ đẹp phiêu bồng của vùng núi cao quanh năm mây phủ.

Hồ Pá Khoang

Với một thảm thực vật vô cùng phong phú, những vườn hoa lan tuyệt đẹp cùng cảnh sắc đầy màu sắc là một địa điểm tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một nơi để nghỉ dưỡng, thư giãn.


Nếu như vào mùa hè, bạn có thể chèo thuyền du ngoạn trên hồ, phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn vẻ đẹp mây trời, non nước và hít thở bầu không khí trong lành, mát lạnh ở nơi đây thì vào mùa đông, trên mặt hồ được bao phủ bởi một làn sương mờ ảo đầy thơ mộng.

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ


Vị trí: Bảo tàng Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1, trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. 

Đặc điểm: Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Vào cuối năm 2003, bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau: 

- Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ

- Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ

- Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ

- Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ 

- Điện Biên Phủ ngày nay

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ


Vị trí: Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía đông. 

Đặc điểm: Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái...

Để đến đây du khách phải đi bằng ô tô, vượt qua dốc Tà Lơi hiểm trở và nhiều đoạn đường quanh co, khúc khuỷu. Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Đến sở chỉ huy, du khách sẽ được thăm: 

- Chòi canh gác số 1

- Hầm thông tin liên lạc

- Đài quan sát 

- Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

- Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái

- Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái

- Hầm của ban cố vấn Trung Quốc

- Nhà hội trường

- Hầm ban chính trị

Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ


Vị trí: Tượng đài được đặt trên đỉnh đồi D1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Đặc điểm: Tượng đài được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2004)

Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 anh bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau.

Đồi A1


Vị trí: Đồi Al nằm Ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ðặc điểm: Đồi Al là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. 

Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt cho quả đồi. Sau nhiều trận chiến vô cùng ác liệt đã diễn ra ở đây thì đến 4h sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1 . 

Ngày nay, đến vớì Điện Biên Phủ, du khách sẽ thấy trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu "Tam sơn ', ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tương hoa.

Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn mà tên Quan Ba Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên đế phản kích qnân đội Việt Nam. Một di tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái "ao đình" cạn. Đó là dấu tích trận nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi "đào hầm để trị hầm", trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc. 

Đến thăm đồi Al là du khách đã đến với qyả đồi Chiến Công - một địa danh tỏ rõ khí phách đấu tranh ngoan cường của dân tộc Việt Nam, góp phần làm nên chiến thắng vang dội làm chấn động địa cầu giờ đây đã trở thành bất tử.

Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát


Vị trí: Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đặc điểm: Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên.

Đứng trên một ngọn đồi cao ta có thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát. Tuy nhiên quân đội Việt Nam đã phải chiến đấu vô cùng anh dũng suốt 55 ngày đêm mới có thể chiếm được hầm Đờ Cát. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc. 

Ngày nay du khách có thể nhìn thấy mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm. Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này. 

Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.

Hang Thẩm Báng


Vị trí: Hang Thẩm Báng thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 

Đặc điểm: Hang Thẩm Báng đã được xếp hạng di tích và là một điểm tham quan của du khách.

Đây là hang đá có vẻ đẹp tự nhiên và còn nguyên vẹn. Lòng hang rộng và sâu, cao gần 100m, có nhiều ngách.

Giữa hang có phiến đá to bằng phẳng như mặt bàn. Nhìn lên các vách, trần đá, nhiều măng đá, nhũ đá tạo thành những hình thù những con rồng, con phượng, sư tử, voi quì hoặc những đoá phong lan tuyệt đẹp.

Hang Thẩm Báng không chỉ là một hang đá đẹp mà tại đây, nhân dân địa phương đã phát hiện một số loại rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá, một số mẩu xương động vật hoá thạch

Dầu Viêm Xoang THẤT SƠN AN GIANG

Công ty cồn nước