Những danh lam thắng cảnh tại Gia Lai

Hồ T’Nưng - Đôi mắt Pleiku

Nếu nói hồ Thác Bà (Yên Bái) là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam nổi tiếng với những cảnh đẹp nhờ bàn tay con người, Biển Hồ (hồ T’Nưng) lại là một trong những hồ có vẻ đẹp tự nhiên và thơ mộng nhất do thiên nhiên ban tặng. Hồ nước này được hình thành từ một miệng núi lửa, đứng nhìn mãi ra xa vẫn không thấy bờ. Người ta ví Biển Hồ như đôi mắt của người dân Gia Lai nói chung và của người dân thành phố Pleiku nói riêng là vì vậy.


Đứng trên bờ nhìn ra xa, bạn sẽ thấy một màu xanh bạt ngàn của nước biển. Hồ nằm trên núi, nên khi du khách đứng trên bờ, gió biển hòa với gió rừng sẽ tạo cho du khách một cảm giác rất lạ, rất khác. Đạp xe băng qua những cánh rừng là cách bạn nên làm để khám phá những vẻ đẹp bí ẩn trong đôi mắt Pleiku ấy.

Nhà máy thủy điện Yaly và thám hiểm cầu treo huyền thoại

Men theo con đường đất đỏ bazan, bạn sẽ đến nhà máy thủy điện Yaly, một mốc xích quan trọng trong hệ thống đập thủy điện trên sông Se San. Với tổng công suất lắp đặt 720 mw và điện lượng bình quân nhiều năm là 3,68 tỷ KWh, nhà máy thủy điện Yaly là công trình lớn thứ 2 ở nước ta sau công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà. Nhìn dòng nước chảy, khám phá nơi cung cấp điện cho toàn Tây Nguyên là một điều ý nghĩa cho chuyến đi.


Bạn từng đặt chân lên một chiếc cầu dây chưa? Không phải là cầu bằng bê tông hay bằng gỗ đâu mà là bằng những sợi dây thừng vắt từ vách núi này sang vách núi kia. Bạn sẽ được thám hiểm một lần tại thành phố Pleiku này, trên chiếc cầu treo huyền thoại.


Thác Phú Cường


Thác thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối Ia Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.

Khám phá nhà lao khét tiếng Phố núi Pleiku một thời

Nằm trên một khu đất cao thuộc phường Diên Hồng (Tp. Pleiku, Gia Lai), nhà lao Pleiku là một di tích lịch sử ghi dấu cuộc đấu tranh quật cường của nhân dân Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.


Năm 1925, người Pháp cho xây cất nhà lao này để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc.

Đến năm 1940, do phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, thực dân Pháp đã chuyển đổi nhà lao làm nơi giam giữ những người yêu nước.


Vể tổng thể, nhà lao Pleiku bao gồm những dãy nhà giam kiên cố nằm trong một khuôn viên rộng, được bao quanh bằng tường cao với các tháp canh luôn có binh lính vũ trang túc trực.


Trong kháng chiến chống Mỹ, chính quyền Sài Gòn vẫn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị.


Tại nơi đây, nhiều hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng để làm thui chột ý chí những người yêu nước.


Bất chấp hoàn cảnh ngặt nghèo, các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao.

Ngày 15/3/1975, trước khí thế sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17h tù chính trị tại nhà lao Pleiku đã phá cửa ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku.

Sau năm 1975, chính quyền địa phương đã gìn giữ nhà lao làm một nơi giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Một số hạng mục của nhà lao đã được đầu tư để cải tạo.

Năm 1994, nhà lao Pleiku đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Núi Lửa Chư Đăng Ya Tại Pleiku

Cách đây hàng triệu năm, Pleiku là mảnh đất có nhiều núi lửa hoạt động mạnh mẽ và dữ dội. Trải qua bao thiên nhiên kỷ, những núi lửa ấy đã ngừng hoạt động và để lại những thắng cảnh đẹp cho phố núi Pleiku. Nếu như mắt ngọc Pleiku – hồ T’nưng là di tích còn sót lại của miệng núi lửa nổi tiếng được bao người khám phá, tham quan thì ngọn núi lửa Chư Đăng Ya sừng sững trong vùng đất hoang sơ lại là nơi ít người biết đến. Nếu một lần đặt chân đến khám phá Chư Đăng Ya, bạn hẳn sẽ mê mẩn vẻ đẹp độc đáo của ngọn núi lửa này đấy! Xách balô lên và đồng hành cùng Mytour khám phá Chư Đăng Ya thôi nào!


Chư Đăng Ya (theo tiếng đồng bào địa phương J’rai có nghĩa là củ gừng dại) là một trong những ngọn núi lửa đã từng hoạt động dữ dội ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm. Ngọn núi này nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ, thuộc địa phận xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh và cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 30 km.


Biển Hồ chè 

Là tên gọi mà người dân Pleiku đặt tên cho nơi đây, đó là sự kết hợp giữa hồ nước thủy lợi và nương chè bạt ngàn.



Đồn điền chè nơi đây đã có từ rất lâu, theo dòng lịch sử, từ năm 1919-1920, người Pháp đã khai khẩn vùng đất phía Bắc của cao nguyên Pleiku để trồng chè.

Để đến với đồi chè, chúng ta sẽ đi con đường quốc lộ, núi non hùng vĩ chạy dọc theo những con đường, bao la thiên nhiên của đất trời.

Dẫn vào đồi chè có một con đường nhỏ, hai bên đường hàng thông lá kim phủ kín, như một đội quân hùng hậu đang chào đón chúng ta. Với màu nâu của thân cây thông, bạn sẽ cảm nhận được sự vĩnh cửu của thiên nhiên nơi đây, bởi nó vẫn luôn tồn tại bền bỉ qua bao mùa chè, qua bao năm tháng. Đặc biệt, khung cảnh này còn thơ mộng hơn khi bạn đến đây vào mùa hè, bạn sẽ được quay về tuổi thơ, hòa cùng những cô cậu nhóc nhỏ nhặt những quả thông rụng và nghe các bạn ve hòa tấu những bản nhạc ríu rít.

Hướng tầm mắt ra xa, chúng ta sẽ bị “hút hồn” bởi màu xanh tươi rói của lá chè, mênh mông và bạt ngàn và đâu đó còn thoang thoảng hương thơm của lá chè. Màu xanh theo đất nước Hy Lạp cổ đại, đó chính là màu của những cơn gió. Đến với đồi chè, dường như những buổi trưa nắng hạ chỉ được điểm qua một vài dải nắng vàng rực, bởi nơi đây đã được màu xanh lá chè chiếm trọn. Thật mát mắt, mát lòng và bỗng dưng, muộn phiền xua tan hết, chỉ còn ta và đồi chè, cùng những cảm xúc dịu êm.

Dầu Viêm Xoang THẤT SƠN AN GIANG

Công ty cồn nước